Nhân lực ngành STEM: Nhu cầu lớn nhưng cạnh tranh cao

STEM là cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ trong tương lai, nhu cầu lao động trong ngành này rất lớn nhưng độ cạnh tranh cũng rất cao.

Ceo Le Hong Minh Ta.i A.i Ho.c Fullbright 11
Ông Lê Hồng Minh, CEO VNG trao đổi với sinh viên tại hội thảo STEM và Triển vọng Nghề nghiệp tại Việt Nam

CEO VNG ông Lê Hồng Minh cho biết, trong 10 năm tới, công nghệ sẽ thay đổi rất nhiều nền kinh tế. Các lĩnh vực từ tài chính, y tế, đầu tư,… đều sẽ có những thay đổi, ảnh hưởng tích cực từ công nghệ mang lại. Ví dụ như lĩnh vực y tế, bác sĩ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi công nghệ, đòi hỏi bác sĩ cần hiểu rõ. Đó cũng là quan điểm thứ hai mà ông Minh tiếp cận, con người chúng ta cần tiếp cận và hiểu công nghệ để có thể thành công.

Ông Minh cũng chia sẻ về nhu cầu nhân lực của ngành STEM là rất lớn. Vậy STEM là gì?  STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.

Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa trong kỷ nguyên công nghệ của cuộc CMCN 4.0, nhân lực ngành STEM đòi hỏi số lượng rất lớn. Theo nghiên cứu của đại học Oxford, 47% số việc làm ngày nay sẽ biến mất và ảnh hưởng nghiêm trọng. Công việc mới sẽ được sinh ra sẽ chủ yếu liên quan đến STEM.

cảm biến Stem (10)

“Khát” nhân lực là vậy nhưng CEO Lê Hồng Minh cũng chia sẻ một ví dụ điển hình về tính cạnh trong ngành STEM là tương đối cao. Trong năm nay, VNG có nhu cầu tuyển dụng hơn 500 nhân sự có nền tảng STEM. Với tỷ lệ phỏng vấn là 1:4, tức phỏng vấn 4 ứng viên sẽ chọn được 1 ứng viên phù hợp, thì trung bình VNG phải phỏng vấn 2000 ứng viên. Con số này chiếm 60% số lượng nhân lực mới tại Việt Nam, để cho thấy cơ hội là rất lớn cho các bạn học ngành STEM.

Cơ hội là vậy tuy nhiên, các sinh viên (SV) lại chưa mấy chú ý đến nhóm ngành này. Một khảo sát của ILO (2016) cho thấy đa số SV Việt Nam lựa chọn khối ngành kinh tế, trong khi khối ngành kỹ thuật có nhu cầu lao động rất lớn lại không được SV lựa chọn nhiều. Ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học (STEM) được 23% SV nam và 9% SV nữ của Việt Nam lựa chọn. Như vậy đối với ngành căn bản tạo năng lực sản xuất dài hạn như nhóm ngành STEM thì SV Việt Nam dường như không quá mặn mà và tỷ lệ này thấp hơn hẳn mức trung bình trong ASEAN: 28% SV nam và 17% SV nữ. Các SV Việt Nam chủ yếu thích lựa chọn ngành kinh doanh, thương mại, tài chính.

Và giải pháp lâu dài để tạo nguồn nhân lực bền vững trong ngành STEM, theo các chuyên gia, để STEM thực sự phát huy hiệu quả, việc áp dụng phải bắt đầu cho học sinh từ bậc tiểu học đến THPT trước khi theo đuổi STEM ở khối ngành đại học.

Trường Đại học Bách khoa TP.HCM là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng STEM trong việc giảng dạy. Cùng với sự liên kết với doanh nghiệp, trường đã điều chỉnh chương trình giảng dạy theo thực tế, tối đa hóa cơ hội việc làm cho sinh viên và giảm chi phí đào tạo lại cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, STEM còn đưa ra giải pháp để doanh nghiệp và nhà trường gặp gỡ, lắng nghe lẫn nhau, cập nhật những xu hướng công nghệ và kết nối nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.

(https://diendandoanhnghiep.vn/)

Khách hàng quan tâm đến cảm biến STEM HPE vui lòng chuyển tới trang: https://stemhpe.vn/danh-muc-san-pham/cam-bien-stem-hpe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *